Thủ thuật giúp bạn nắm vững cách dùng hàm sumif trong excel
Thành thạo cách dùng hàm sumif sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các bạn trong học tập và công việc đòi hỏi nhiều con số phức tạp. Vậy nên bài viết dưới đây của meohayonline.com sẽ bật mí những thủ thuật giúp bạn nắm vững hàm sumif trong excel rất đơn giản mà hiệu quả.
Tìm hiểu về hàm sumif
SUMIF là hàm có chức năng tính tổng các giá trị thỏa mãn điều kiện nhất định. Hàm SUMIF có thể được sử dụng cho việc tính tổng các giá trị trong ô theo ngày, số liệu và văn bản dựa trên điều kiện đã cho. Ngoài ra, hàm này còn hỗ trợ các phép tính logic (>, <, <>, =) và ký hiệu (*,?) cho phù hợp với từng phần.
Mục đích của hàm sumif là tính tổng các ô phù hợp với nhiều tiêu chí và giá trị trả lại là tổng các ô đáp ứng tất cả các tiêu chí đó.
Cách dùng hàm sumif
Công thức
Nhớ và hiểu rõ từng chức năng của hàm sẽ giúp mọi người nhớ lâu cách dùng hàm sumif trong excel hơn đấy.
Công thức cách tính hàm sumif trong excel
Range (bắt buộc) – dải của các ô được đánh giá theo tiêu chí của bạn, ví dụ A1: A9.
Criteria (bắt buộc) – điều kiện/tiêu chí cần phải đáp ứng. Các điều kiện có thể ở dưới dạng số, văn bản, ngày, biểu thức logic, tham chiếu ô, hoặc một hàm Excel khác. (bắt buộc có)
Sum_range (không bắt buộc) – các ô dùng để tính tổng, nếu điều kiện được đáp ứng. Nếu đối số sum_range bị bỏ qua, khi đó Excel sẽ tính tổng các ô tương tự mà các tiêu chí được đặt ra.
Lưu ý: Phải để các điều kiện dưới dạng văn bản hoặc có dạng chứa ký hiệu toán học được đặt trong dấu ngoặc kép (“”). Còn điều kiện dạng số thì không cần.
Cách dùng hàm sumif và ví dụ
Ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách dùng hàm sumif trong excel. Chẳng hạn bạn có một danh sách các sản phẩm trong cột A và số lượng tương ứng trong kho trong cột C. Vấn đề đưa ra là bạn muốn biết tổng của tất cả các lượng hàng tồn kho liên quan đến một sản phẩm nhất định, ví dụ: chuối.
Thành thạo cách tính sumif sẽ giúp đỡ rất nhiều trong công việc
Nhìn vào bảng trên, ta có thể xác định được:
Range -A2:A8
Criteria – “Chuối”
Sum_range – C2: C8
Hợp các đối số lại và ta nhận được công thức: = SUMIF (A2:A8, “chuối”, C2: C8)
Nhập hàm sumif theo công thức
Bên trên đã hướng dẫn cơ bản cho mọi người cách dùng hàm sumif một cách đơn giản nhất với các điều kiện dạng văn bản. Ngoài ra, ta có thể tùy chọn thay bằng các tiêu chí dưới dạng số, ngày hay một ô được tham chiếu trong tiêu chí bạn đề ra.
Cách dùng hàm sumif tính tổng có điều kiện
Thông qua ví dụ bên dưới sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về cách tính tổng có điều kiện bằng hàm sumif. Giả sử bạn muốn tính giá trị sản phẩm có giá trên 2.000.000 trong bảng sau:
Công thức thể hiện cách dùng hàm sumif tính tổng có điều kiện
Bước 1: Nhập công thức như sau: SUMIF(C2:C8,">3000000",D2:D8) vào ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả.
SUMIF: Là lệnh hàm tính tổng có điều kiện.
C2:C8: Là vùng dữ liệu dữ liệu cho điều kiện bài toán.
">3000000": Là điều kiện bài toán cần tìm.
D2:D8: Là vùng dữ liệu lấy kết quả.
Bước 2: Nhấn phím Enter để ra đáp án.
Nhấn phím enter để hiển thị kết quả mong muốn
Thông qua 2 bước đơn giản ở trên là bạn có thể nắm được cách dùng hàm sumif tính tổng có điều kiện rồi đấy.
Cách dùng hàm sumifs nhiều điều kiện
Thông qua ví dụ tiếp theo: Trong trường hợp ta có một bảng tóm tắt doanh thu hàng tháng theo thông tin được đề cập ở như sau:
Cách dùng hàm sumifs nhiều điều kiện có thể giải được rất nhiều bài toán
Đề bài đưa ra rằng hãy tìm tổng lượng táo mà tất cả các bang đã bán được trong 3 tháng qua?
Lưu ý rằng kích thước của sum_range được xác định bởi kích thước của range. Vậy nên bạn không thể sử dụng theo khuôn mẫu công thức như = SUMIF (A2: A9, “táo”, C2: E9) bởi vì nó sẽ thêm các giá trị tương ứng với “táo” mà chỉ ở trong cột C khiến cho kết quả bị sai so với đề bài
Để giải quyết được yêu cầu hóc búa này, chúng ta sẽ tạo ra một cột khác để giúp việc tính toán từng tổng số cho từng một hàng và sẽ tận dụng cột này để tham chiếu theo tiêu chí sum_range.
Đi trước và đặt công thức SUM đơn giản trong ô F2, sau đó điền vào cột F: = SUM (C2: E2)
Sau đó, bạn có thể viết một công thức SUMIF đơn giản như sau:
= SUMIF (A2: A9, "táo", F2: F9) hoặc là
= SUMIF (A2: A9, H1, F2: F9)
Nhờ việc áp dụng công thức vừa đề cập ở trên, kích thước của sum_range có cùng với dải 1 cột gồm 8 hàng và dẫn đến khi tính ra kết quả được chuẩn xác hơn.
Đáp án sau khi áp dụng cách dùng hàm sumif nhiều điều kiện
Ngoài ra không cần có một cột riêng, ta cũng có thể tạo một công thức sumif riêng cho từng cột mà bạn muốn tính tổng và sau đấy bổ sung các kết quả có được dưới dạng hàm sum như sau:
= SUM (SUMIF (A2: A9, I1, C2: C9), SUMIF (A2: A9, I1, D2: D9), SUMIF (A2: A9, I1, E2: E9))
Nếu có khả năng thành thạo cách dùng hàm sumif ở mức độ nâng cao hơn, hãy thử áp dụng công thức chuyên sâu sau: (nhớ phải ấn phím Ctrl + Shift + Enter).
{= SUM ((C2: C9 + D2: D9 + E2: E9) * (- (A2: A9 = I1)))}}
Khi áp dụng tất cả các cách trên, các bạn cứ yên tâm vì kết quả được nhận về sẽ đều giống nhau.
Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ thuật giúp bạn nắm vững cách dùng hàm sumif trong excel do meohayonline.com tổng hợp. Hãy thử áp dụng những thủ thuật này để thấy được hiệu quả khi dùng hàm sumif nhé.